30/5/17

BỆNH VIỆN ĐA KHOA VẠN HẠNH - BƯỚC ĐƯỜNG HƯỚNG TỚI Y HỌC TÁI TẠO

Được thành lập từ năm 2000 với diện tích 6400m2, 135 gường bệnh cùng 15 chuyên khoa khám và điều trị bệnh nhân với đầy đủ trang thiết bị tiên tiến nhất cùng đội ngũ giáo sư, y bác sỹ, kỹ thuật viên giỏi được đào tạo trong và ngoài nước. Bệnh viện Đa khoa Vạn Hạnh đang đóng góp tích cực trong việc chăm sóc sức khỏe nhân dân trên địa bàn TPHCM và những tỉnh lân cận
BVĐK Vạn Hạnh - TPHCM
Với những thành tích đã đạt được trong 17 năm qua, nhiều năm liền đứng trong “Top 100 Doanh nghiệp tiêu biểu” của TPHCM. Bệnh Viện Đa khoa Vạn Hạnh lại một lần nữa khẳng định mình bằng việc nghiên cứu ứng dụng công nghệ tế bào gốc trong việc điều trị nhiều căn bệnh khó chữa. Y học tái tạo giúp cơ thể bổ sung, huy động, kích thích tế bào gốc nội sinh để tự sửa chữa, thay thế, khôi phục và tái tạo. Gặp Tổng Giám đốc bệnh viện Huỳnh Kim Dung nhân dịp chị ra công tác tại Hà Nội, chị vui mừng  chia sẻ: “Mới đây bệnh viện vừa được Bộ Y Tế cho phép tiến hành thử nghiệm điều trị đái tháo đường type 1 bằng liệu pháp tế bào gốc. Đây là công trình nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước do Thạc sỹ Phan Kim Ngọc - Nguyên trưởng phòng nghiên cứu thí nghiệm tế bào gốc, Đại học Quốc gia TPHCM cùng Thạc sỹ, BS Lê Thị Bích Phượng - Chủ nhiệm đơn vị Tế bào gốc, bệnh viện Đa khoa Vạn Hạnh đồng chủ nhiệm.  
Phòng đón tiếp bệnh nhân
Từ kết quả của quá trình nghiên cứu, nhóm tác giả đã công bố trên 10 bài báo được đăng tải trên các tạp chí Quốc tế uy tín trên thế giới về tính an toàn và hiệu quả của phương pháp sử dụng tế bào gốc trong điều trị bệnh nhân đái tháo đường type1.  Bệnh viện Đa khoa Vạn Hạnh cũng là đơn vị y tế đầu tiên trong cả nước được phép thử nghiệm liệu pháp này.” 
Chị Dung cho biết thêm: ” Bệnh viện sẽ chi 1tỷ 600 triệu để thử nghiệm điều trị bằng liệu pháp tế bào gốc cho 30 đối tượng bệnh nhân đái tháo đường type 1 từ nay đến 9/2018 và báo cáo định kỳ kết quả cho Bộ Y Tế”.

 
Labo thí nghiệm tế bào gố
Là Bác sỹ được đào tạo chuyên khoa Răng hàm mặt tại Đại học Y dược TPHCM, tốt nghiệp năm 1982. Sau một thời gian mở phòng Nha khoa, với tâm huyết muốn cứu giúp và mang lại hạnh phúc cho nhiều người thoát khỏi bệnh tật chị quyết định cùng gia đình thành lập Bệnh viện mang tên “Vạn Hạnh” ngay tại trung tâm thành phố nhằm tiện lợi cho người dân đến khám và chưa bệnh. Không dừng lại ở đó, chị  cho các con ra nước ngoài học và đầu tư những công nghệ mới nhất phục vụ chuẩn đoán và điều trị bệnh và con gái Lê Thị Bích Phượng  của chị đã bảo vệ thành công luận án Thạc sỹ với đề tài” Chuyển tế bào gốc thành tế bào sinh tiết insulin”.
Các chuyên gia nước ngoài thăm đơn vị Tế bào gốc

Trao đổi với Lê Thị Bích Phượng - Phụ trách Đơn vị Tế bào gốc - Bệnh viện Đa khoa Vạn Hạnh, chị cho biết: “ Như anh đã biết, công nghệ tế bào gốc đã được nhiều nước trên thế giới nghiên cứu và ứng dụng. Trên thế giới đã ghi nhận hơn 100 bệnh đã điều trị khỏi bằng phương pháp trị liệu dựa vào tế bào gốc. Tại Việt Nam cũng đã có một số cơ sở Y tế lớn đang thực hiện việc điều trị bằng liệu pháp tế bào gốc như: Viện Huyết học TW (Hà Nội), Bệnh viện Nhi (Hà Nội), Bệnh viện Đà Nẵng, Việt Đức (Hà Nội)…Việc đầu tư một cơ sở thực hiện công nghệ này rất tốn kém bởi hạ tầng cùng các thiết bị đều cao cấp đạt các tiêu chuẩn y tế quốc tế nghiêm ngặt cùng đội ngũ bác sỹ, kỹ thuật viên chuyên nghiệp”.
Kỹ thuật viên thao tác trên máy vô trùng
Khiêm tốn và dè dặt ít thấy ở một nhà khoa học trẻ khi nói về bệnh viện của mình, chị trả lời thêm:” Bệnh viện Vạn Hạnh ngoài việc thử nghiệm liệu pháp tế bào gốc cho bệnh nhân đái tháo đường type 1, hiện đã và đang sử dụng liệu pháp này và đã thành công cho  bệnh nhân thoái hóa khớp gối và đang tiếp tục nghiên cứu để triển khai điều trị các bệnh như: Loét chân do đái tháo đường, phổi tắc nghẽn mãn tính, xơ cứng teo cơ cột bên…"

Nhớ lại hình ảnh chưa lâu khi tôi đến thăm Bệnh viện Vạn Hạnh. Câu Slogan: ”Người bệnh trên hết” đã để lại ấn tượng không chỉ cho tôi và nhiều bệnh nhân đến đây. Lấy "Người bệnh" là trung tâm để chữa trị. Thì thầy thuốc như người mẹ hiền,  Chứ không lấy" bệnh tật" là trung tâm thì thầy thuốc chỉ là "thợ chữa bệnh" đang là tiêu chí mà toàn thể cán bộ nhân viên bệnh viện quán triệt bắt nguồn từ cái tâm của bộ máy lãnh đạo bệnh viện, cùng với việc sử dụng công nghệ tin học hiện đại trong công tác quản lý bệnh viện và chăm sóc bệnh nhân một cách khoa học tôi hiểu rằng để trở thành một bệnh viện tư nhân uy tín hàng đầu như Vạn Hạnh không chỉ là giá trị vật chất được đầu tư mà giá trị cốt lõi phải là cái tâm phục vụ người bệnh.

Kỳ Nam




VẺ ĐẸP ĐỘC ĐÁO CỦA ĐAN VIỆN CHÂU SƠN – NINH BÌNH

Đan viện Châu Sơn (hay Đan viện Thánh Mẫu Châu Sơn, Nhà thờ Châu Sơn) là một Đan viện thuộc Dòng Xitô, tọa lạc tại xã Phú Sơn, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình. cách trung tâm thị trấn Nho Quan 2 km và cách Hà Nội 97 km. Đây là điểm tham quan đừng nên bỏ qua nếu bạn có dịp du lịch Ninh Bình.

Đan viện Thánh Mẫu Châu Sơn được xây dựng từ năm 1939, là một đan viện chuyên về chiêm niệm, xuất thân từ đan viện Thánh Mẫu Phước Sơn (Đan viện Mẹ Phước Sơn do Linh mục thừa sai Henri–Denis Biển Đức Thuận sáng lập từ năm 1918 tại Phước Sơn – Quảng Trị.
Thánh đường Đan viện Châu Sơn nằm trong khu vực rừng núi yên tĩnh. Điều đặc biệt ở công trình thánh đường Châu Sơn là nó được thiết kế theo phong cách kiến trúc Gothic với vật liệu chính là gạch đỏ mộc nên có một vẻ đẹp khác biệt có m ột kh ông hai ở mi ền b ắc. Các bức tường bao quanh dày tới 0,6 m, phần  cột dày đến 1,2 m tạo sự ấm áp về mùa đông và mát mẻ về mùa hạ. Nhìn từ hai bên, điểm nhấn suốt chiều dài 64 m chính là những cột nhà được thiết kế thành những tháp nhỏ cân xứng; tường được trang trí hài hòa bởi các cửa sổ chia thành hai tầng trên và dưới, phía trong là cửa kính gỗ, phía ngoài chính là những bức tranh "chạm thủng" họa hình các Thánh, hình người vác thánh giá và cầu nguyện.
Phía trong thánh đường, ánh sáng tự nhiên vừa đủ lọt vào hai hành lang rộng qua những cửa sổ lớn tôn lên những hàng cột tròn, những họa tiết trang trí, t ượng và phù điêu rất đẹp và có tính khái quát cao. Mái vòm trắng cao 21m là đỉnh cao của nghệ thuật kiến trúc trong lòng thánh đường. Vẻ đẹp kiến trúc của đan viện còn được tôn lên bởi khuôn viên sân vườn rộng được trang trí cầu kỳ bởi những thảm gò cỏ xanh mướt, những khối non bộ, cây xanh…
Khách du lịch đến đây cần lưu ý sự  tĩnh lặng tôn nghiêm và trang phục nơi thánh đường. 
Đan viện chỉ mở cửa đón khách tham quan sau giờ lễ nguyện. Sáng từ 10h – 12h; Chiều từ 15h30 – 17h30

Bài và ảnh: Kỳ Nam

Bài đăng trên báo Diễn Đàn Doanh Nghiệp ngày 30/5/2017
http://enternews.vn/ve-dep-doc-dao-cua-dan-vien-chau-son-ninh-binh-111523.html













15/5/17

SỐNG VỚI NGHĨA TÌNH ĐỒNG ĐỘI

Tôi có may mắn là được tiếp xúc và gần gũi với nhiều thế hệ CCB. Tôi thấy ở họ có nhiều phẩm chất đáng quí: Trung thực, thẳng thắn và rất tình nghĩa. Lý giải vì sao giữa những bon chen hàng ngày, những giá trị đạo đức đang bì mờ nhòe vì lối sống kim tiền trong xã hội còn nhiều bất công mà sao họ vẫn sống tốt với nhau đến vậy. Phải chăng những năm tháng chiến đấu bên nhau nơi cận kề cái chết, những bữa ăn chia nhau nắm rau rừng, miếng lương khô… đã tạo trong dòng máu của họ những phẩm chất cao quí ấy. 

Sau những ngày vào Huế gặp gỡ các CCB Trung đoàn 6 mặt trận Trị Thiên Huế trong nghĩa tình nồng ấm. Tôi cùng anh Đinh Hữu Hanh trở ra Nghệ An. Việc đầu tiên khi vừa đặt chân đến Vinh lúc 4h30 sáng, tôi nhận nhiệm vụ lái chiếc xe 4 chỗ cùng anh Hanh đi Thanh Chương để hoàn tất thủ tục mà chúng tôi đã giải quyết được một phần tại Nam Đông, Thừa Thiên Huế với mục đích sớm xác định hài cốt Liệt sĩ Trần Đình Lễ để đưa về quê anh khi người mẹ già đang ở tuổi 98 đang ngày ngày ngóng trông con. 
Ngôi nhà 4 gian khang trang sạch sẽ nơi mẹ sống những năm tháng cuối cùng của cuộc đời bên người con trai Trần Đình Ngọ (em của liệt sĩ Trần Đình Lễ). Nhìn hình ảnh người con trai một mình làm vệ sinh cho mẹ, lo đồ ăn nước uống. Mỗi sáng anh đưa mẹ ra ngoài hiên trên chiếc xe lăn, mẹ muốn ngồi đây chờ đón người con liệt sĩ trở về làm chúng tôi thực sự xúc động. Được biết anh Ngọ cùng vợ con sinh sống và làm việc tại TP Vinh, trước đây căn nhà này để không, mẹ ở cùng vợ chồng anh tại Vinh. Hơn một năm nay mẹ già yếu không tự đi được, mẹ đòi về quê ở để được chết tại đúng căn nhà mà mẹ đã sống mấy chục năm qua, thế là người con trai còn lại phải chiều mẹ về đây phụng dưỡng.
Chứng kiến những hoàn cảnh như thế tôi mới hiểu rằng tại sao anh Hanh lại tận tâm đến thế với người thầy, người đồng đội năm xưa của mình khi mà chính anh Ngọ đã ngại ngùng không muốn để anh Hanh một mình tìm kiếm quy tập và xác định danh tính hài cốt cho anh trai mình khi đã cùng gia đình anh cất công suốt 10 năm qua.

Các thủ tục hành chính tại UBND huện Thanh Chương cũng được hoàn tất nhanh chóng. Chúng tôi trở lại Vinh và Hà Tĩnh để gặp thêm những nhân chứng "sống" trong "Ký ức một thời bi tráng"...
P/S: Bài viết tri ân nhân "Ngày của Mẹ"

11/5/17

VẺ ĐẸP THIÊN NHIÊN KHÓ CƯỠNG CỦA ĐẢO CHÈ - THANH AN

Nằm cách Hà Nội  362km ngay sát Đường Hồ Chí Minh là Đảo chè có một không hai thuộc Xã Thanh An, Huyện Thanh Chương, Nghệ An. Khác với những đồi chè ở Phú Thọ, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Mộc Châu...Nằm trên diện tích mặt nước và những ốc đảo rộng hơn 80ha. Những đồi chè xanh ngát đan xen  soi bóng nước  mênh mang tạo tạo nên vẻ tuyệt đẹp. Từ 2 năm nay người dân nơi đây đã đầu tư, tôn tạo để trở thành một khu  sinh thái nhằm thu hút khách du lịch. 

Đến đây bạn có thể thuê thuyền lớn nhỏ tùy số lượng người đi len lỏi qua các đồi chè và lên các đồi ngắm nhìn màu xanh mượt mà của chè cùng vẻ đẹp hùng vĩ của một vùng non nước bên dãy Trường Sơn. Hạ tầng chưa được đầu tư nhiều, chưa có khách sạn  nhưng có thể ngủ tại nhà dân hoặc những nhà lán trên đồi chè. Giá đi thuyền du lịch trên hồ chỉ 30.000đ/ người cho cả hai lượt đi về. Được biết Chính quyền địa phương đang khuyến khích bà con nông dân nơi đây đầu tư phát triển du lịch để tạo thêm thu nhập mà chưa thu bất kỳ khoản gì.

Hy vọng Đảo chè Thanh An sẽ là nơi hấp dẫn du khách trong và ngoài tỉnh đến thưởng ngoạn.
























6/5/17

HAI NGƯỜI LÍNH

Bắt đầu từ những “Ký ức một thời bi tráng” Tôi và anh Hữu Hanh càng trở nên thân thiết . Một phần vì công việc biên soạn cuốn sách, một phần vì cả thời gian quân ngũ anh Hanh chiến  đấu trên chiến trường quê tôi cho  đến ngày tiếp quản Huế. Nhân có việc gia đình phải trở về quê gấp, tôi mời anh Hanh đi cùng. Một mặt lấy thêm tư liệu cho tác phẩm, mặt khác sẽ tranh thủ đi cùng anh lo các thủ tục kiếm tìm đồng đội đã hy sinh. Khởi hành từ HN bằng ô tô khách, tôi đón anh tại Vinh lúc 1h sáng. Xe đưa chúng tôi đến thị trấn An Lỗ khi trời vừa hửng sáng.

Quãng đường để về được đến  nhà còn hơn 10km nữa. Tôi gọi hai xe ôm, thỏa thuận xong giá cả tôi chỉ anh Hanh lên xe trước. Hai chiếc xe ào ào phóng đi. Hai bên đường, những cánh đồng lúa đang chín rộ, vàng rực. Quãng thời gian hơn 10 phút cũng vừa đủ để chúng tôi hỏi han trò chuyện với hai anh chạy xe “ôm”. Khi xe đến bến đò Cồn Tộc, vừa bước xuống anh Hanh quay sang tôi nói lớn: “Nam ơi, sao lại thế này”. Chỉ tay sang anh lái xe “ôm” anh giới thiệu: “ Anh đây là Trần Châu thuộc Quân lực VNCH , cùng vào lính năm 1972, thuộc Trung đoàn 54 là đơn vị thường xuyên đối đầu với Trung đoàn 6 là đơn vị của anh”.

Anh Trần Châu bên trái cùng Anh Đinh Hữu Hanh

Tôi nhìn anh Châu từ đầu đến chân. Thân hình gày guộc, đôi má hóp cùng nước da xạm đen vì nắng gió.Được biết anh Châu có hoàn cảnh rất khó khăn, không đủ can đảm để vượt biên. Hiện mình anh  phải bươn chải nuôi vợ cùng 6 người con bằng nghề chạy xe và phụ hồ.

Nhìn hai anh ôm nhau cười mà tôi cũng thấy vui lây. Anh Hanh vỗ mạnh lên vai anh Châu: “May mà chúng mình ngày ấy không ai bắn ai nên hôm nay mới có giây phút gặp mặt thú vị này” . Anh ấy nói đùa nhưng tôi thì nghĩ  anh đang nói rất thật lòng mình. Tôi trả tiền xe cho hai anh xe “ôm”. Trước khi chia tay, tôi thấy hai người lính còn bịn rịn không muốn rời xa nhau, chắc họ còn muốn tâm sự thêm điều gì. Rồi anh Hanh rút ví lấy ra tờ 100 ngàn dúi vào tay anh Châu. Tôi nghe thấy tiếng anh Hanh: Chúng ta đều là lính nhưng dù sao tôi cũng may mắn hơn anh bởi là người lính bên thắng cuộc, tuy còn nghèo nhưng bằng tình cảm người lính với nhau xin chia sẻ cùng anh”

Nét buồn hiện rõ trên mặt hai người lính năm nào. Anh Châu dắt xe cả quãng dài mà tôi vẫn chưa thấy anh lên xe để quay về An Lỗ. Tôi không hiểu anh đang nghĩ gì theo mỗi bước chân. Nếu ngày ấy hai người đụng độ nhau thì giờ đây một người chắc đang còn nằm lại nơi miền tây xứ Huế.
Chỉ mươi năm phút ngắn ngủi bởi duyên kỳ ngộ để lần đầu tiên họ được gặp nhau. Nhưng những điều đấy dứt về cuộc chiến năm xưa mà họ đã trải qua chắc sẽ còn đọng mãi trong ký ức của hai người lính.

Bài và ảnh: Kỳ Nam


Thừa Thiên Huế
5/5/2017


Bài đăng nổi bật

Mù Cang Chải mùa lúa chín